Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2016

TÌNH YÊU ĐÍCH THỰC- 5 DẤU HIỆU NHẬN DIỆN


Bí ẩn, nỗi sợ, phiêu lưu, ham muốn, cảm giác tồn tại ngập tràn: 5 tiêu chí giúp nhận ra tình yêu đích thực

“Thế tại sao cậu còn ở lại với anh ta (cô ta)?” Đã bao nhiêu lần chúng ta đặt ra câu hỏi đó với bạn bè mình, người đang bị ngập lún trong mối quan hệ đau khổ? Đã bao nhiêu lần chúng ta hỏi điều gì đẩy họ vào việc duy trì dai dẳng mối quan hệ không thoải mãn? Đó chắc chắn không phải tình yêu. Vậy tình yêu là gì? Có phải là thứ tình cảm khiến chúng ta luôn luôn hạnh phúc?
Chắc chắn là không rồi, trường phái phân tâm nói với chúng ta như vậy. Tình yêu, cái là đích thực, không gắn với sự thanh thản. Sau những giây phút hợp nhất khởi đầu, ngược với những gì người ta tưởng tượng, tình yêu không ở trong yên ổn: nó khiến người ta như ở trên con thuyền dập dềnh sóng nước, nó dày vò người ta, nó kết nối chúng ta một cách bí ẩn với người khác trong tình huống đầy tính sử thi vượt thoát khỏi mọi lý lẽ. Khám phá một số dấu hiệu của tình yêu đích thực.
1. Nhận thấy người khác thật bí ẩn
Tình yêu là bí ẩn đối với những người sống nó, là bí mật cho những người nhìn vào nó. Chúng ta nhận biết, nhưng chúng ta không hiểu. Tại sao lại thế? Bởi vì điều gắn bó chúng ta với người khác là không thể giải thích nổi. Yêu thực sự, đó là đi về phía ai đó, không chỉ vì hình ảnh của họ (vẻ đẹp của họ, việc họ giống với điều này hay điều kia), cũng không phải vì cái mà họ biểu tượng cho (người cha, người mẹ, quyền lực, tiền bạc) mà vì điều ẩn giấu trong họ. Bí ẩn mà chúng ta không gọi ra được, và cũng chính là điều gặp gỡ (được) cái bí mất trong chính chúng ta: sự thiếu vắng mà ta cảm nhận từ thơ ấu, một sự chịu đựng riêng tư, một thứ gì đó không thể định nghĩa được. “Tình yêu được gửi đến cho phần xa lạ trong bên trong ta”, nhà phân tâm Patrick Lambouley giải thích.
Có một điều trống rỗng nào đó bên trong chúng ta, có thể là nguyên nhân của sự đánh mất mình, đẩy mình vào hủy hoại chính mình. Vì vậy, tình yêu là sự gặp gỡ của 2 sự tổn thương, của 2 điểm yếu, là sự chia sẻ với ai đó về điều thiếu thốn căn bản của chúng ta, và về điều mà chúng ta có thể không bao giờ nói ra”. Tình yêu đích thực, đó không phải là “cho tôi xem em/anh có gì” hay “đưa cho tôi cái em/anh có để bù vào cái tôi thiếu”, mà là “tôi yêu cách mà em/anh cố gắng chữa lành, vết sẹo của em khiến tôi cảm động”
Sẽ chẳng có gì để nói với giả thiết “một nửa quả cam”, biến thể của Bữa tiệc của Platon (LGF, “sách bỏ túi”, 2008) cho rằng chúng ta không là một chỉnh thể vì chúng ta bị chia làm hai. Tình yêu khiến chúng ta trở nên “một” và hạnh phúc! “Đó là nguyên nhân của sự tan vỡ của bao nhiêu cặp đôi, Patrick Lambouley quan sát. Khi nhiều người nhận ra rằng họ chịu đựng sự không hài lòng, họ cho rằng đó là vì họ chưa tìm thấy một nửa đúng của họ, họ phải thay đổi.” Tình yêu đích thực, đó là nói với người khác rằng: “Em/anh khiến tôi hứng thú/quan tâm”
2. Nỗi sợ mất người khác
Yêu, khi đó có nỗi sợ. Luôn như vậy. Freud, trong cuốn Văn minh và bất mãn từ nó, đã giải thích điều đó như sau: chúng ta trở nên phụ thuộc bởi vì luôn cần có người khác nâng đỡ mình trong sự tồn tại. Do đó có nỗi sợ mất người khác. Monique Schneuder, triết gia và nhà phân tâm giải thích: “Tình yêu dẫn tới rủi ro. Nó gây ra sự choáng váng, đôi khi là sự chối bỏ: người ta làm tan vỡ tình yêu cũng bởi vì người ta quá sợ hãi nó, phá hủy nó bằng cách cố gắng tự tin, hạ thấp sự quan trọng của nó bằng cách gắn nó với một hoạt động phụ thuộc vào người ta. Tất cả những điều đó là để tự bảo vệ mình khỏi quyền lực quá lớn của người khác đối với chúng ta (trong tình yêu)”. Mặc dù vậy, Freud đã ghi chú rằng, Éros và Thanatos đi theo cặp. Tôi yêu em/anh, tôi phá hủy em/anh. Éros, đó là ham muốn gắn kết chúng ta trong luyến ái. Thanatos, đó là xung năng chết đẩy chúng ta vào sự chia tách mối gắn kết đó, để cái tôi của chúng ta còn lại trong toàn năng (toàn quyền). Tình yêu đẩy chúng ta ra khỏi bản thân, cái tôi chiến đấu lại điều đó. 
Tình yêu đích thực không phải là một bản hợp đồng thương mại: đó là một thứ cảm xúc mạnh bạo khiến cả 2 bên ở trong nguy hiểm. Không bao giờ được quên rằng, khi người ta nghi ngờ, dường như đó là khi người kia không còn yêu họ nữa. “Khi ai đó tự bảo vệ, điều đó không có nghĩa là họ không trong tình yêu. Họ có thể chỉ là nghi ngờ việc cảm nhận về người yêu có còn tay trong tay.” Monique Schneider giải thích.
3. Chấp nhận gắn bó với người khác trong những điều xa lạ
Chưa điều gì được viết ra. Sự đam mê lãng mạn bùng cháy rồi tàn lụi vẫn còn là bí mật. Tình yêu không đi theo một cách hệ thống con đường với dốc đi xuống. Tình yêu có thể vay mượn con đường ngược lại. Chúng ta phải chấp nhận rằng không thể làm chủ được những tình cảm của mình. “Người ta không đi vào một vũ trụ có ý chí hay có trật tự, Monique Schneider nói. Người ta có thể trải qua những giai đoạn tương phản. Và tất nhiên là việc đi qua những khoảnh khắc hạnh phúc mê li khiến người ta sau đó có thể rơi xuống từ trên cao... Để yêu thực sự, phải tin rằng tình yêu là điều kỳ diệu. Freud nói đến sự chờ đợi. Phải duy trì ngon lửa, không đòi hỏi sự thỏa mãn ngay lập tức...” Chấp nhận điều còn chưa biết, hãy kiên nhẫn...
4. Thể hiện ham muốn
Không nghi ngờ gì: yêu, đó là muốn người khác. Jean-Jacques Moscovitz khẳng định: “Làm tình giúp cho việc yêu. Không có sự trao đổi về mặt cơ thể, điều gì đó trong tình yêu sẽ không diễn ra. Tình yêu đòi hỏi sự hài lòng (mãn nguyện) bởi vì có ham muốn ở đó. Và những người yêu còn biết thêm tới những lạc thú. Sự khác biệt về giới tính được phá bỏ trong quan hệ. Người ta không còn biết ai là ai. Cả hai hòa quyện vào nhau. Không còn sự đầu tư vào bộ phận cơ thể. Người ta làm nên cơ thể. Đó là lạc thú khiến người ta choáng ngợp.” Không có tình yêu, sự hài lòng (mãn nguyện) chỉ là một phương tiện để giải tỏa sự căng thẳng, trong khi để tận hưởng cảm xúc trào như sóng biển, khiến rung động, trải nghiệm rõ và mạnh, cần phải yêu thực sự. 
Vậy việc giảm hảm muốn có nghĩa là giảm tình yêu? Không hoàn toàn vậy: “Có những thời điểm hạnh phúc, người ta hạnh phúc khi người khác như họ là, rằng người ta đơn giản thỏa mãn về việc đang tồn tại.” Monique Schneider nói. Ngoài những khoảnh khắc thăng hoa này, phụ nữ thường tách rời tình yêu với ham muốn. “Không phải là ít tình cảm hơn, mà ngược lại, giống như là việc cho đi qua nhiều khiến họ biến mất. Có liên quan nữa là còn điều gì đó chưa giải tỏa ở đứa trẻ trong quá khứ, tình yêu lý tưởng có liên quan tới người cha lý tưởng. Họ quay trở lại là những đứa trẻ gái: mối quan hệ khiến họ có cảm giác loạn luân. Và có lẽ họ muốn tự bảo vệ mình khỏi nỗi sợ thấy mình tan chảy trong mối quan hệ thể xác.”
Những người phụ nữ này trốn trong tình yêu mang tính tôn thờ, thiếu tự tin trong quan hệ trai gái. Họ có thể vượt qua bằng một kiểu quan hệ vật lý khác, cái ôm siết: che phủ người khác, cảm giác người khác ở bên trong. Và khi muốn người khác, ham muốn theo sau đó. Không có gì là cố định. Mọi thứ đến và đi.
5. Cảm giác về tồn tại
“Được yêu, đó là cảm giác xác thực sự tồn tại”, Sartre đã nói căn bản như vậy. Tình yêu đích thực, đó là trải nghiệm về sự hợp thức hóa thế giới, ảo tưởng rằng tình yêu của chúng ta là duy nhất. Người kia là hóa thân lý tưởng, và chúng ta tồn tại nhờ vào ánh nhìn của người kia. Tình yêu mang lại cho chúng ta trạng thái của một đứa trẻ tin răng nó toàn năng, tin rằng nếu nó không tồn tại, thế giới hẳn thiếu đi điều gì đó. Người này khiến người kia cảm nhận vậy.
...Chúng ta đầu tư vào người khác. Chúng ta gán cho họ sự nhận diện căn bản: chúng ta đề cao họ, cảm thấy họ giá trị, tin tưởng họ là không bao giờ có thể thay thế. Chúng ta tạo ra việc tìm thấy, phát hiện ra kho báu. Chúng ta không còn cô đơn nữa. Họ cũng mang lại cho chúng ta thế giới của họ, mở ra những chân trời khác, những cảm xúc mà chúng ta đã không nhận ra trước đây. Chúng ta được “đánh thức”. Chúng ta có cảm giác yên ổn bởi vì họ đã khám phá ra chúng ta. “Tình yêu thực sự nhấn mạnh cảm giác của chúng ta về tồn tại”, Monique Schneider kết luận.
Nguồn: http://www.psychologies.com/…/Amour-vrai-5-signes-qui-ne-tr…
Bản dịch: Ngô Thị Thu Huyềnwww.facebook.com/ngohuyenpsy/posts/10208292155088957

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét