CHÂN DUNG CÁC NHÀ TÂM LÝ
KỲ 1: CARL ROGER
Carl Rogers (8/1/1902- 4/2/1987) là một nhà tâm lý học người Mỹ, ông đã có rất nhiều đóng góp và
thành tựu cho khoa học Tâm lý học. Ông cũng chính là một trong những người đặt
nền móng cho Tâm lý học nhân văn. Rogers được
xem là một trong sáu nhà tâm lý học kiệt xuất nhất của thế kỷ 20, và được xếp
thứ hai sau Sigmund Freud. Năm 1956 ông được Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ
trao giải Cống hiến Khoa học Nổi bật (Distinguished
Scientific Contributions). Và tiếp tục nhận giải Người có cống hiến nổi bật về Tâm lý học (Distinguished
Professional Contributions to Psychology) năm
1972.
Rogers cho rằng: con
người có thể cần được hiểu dựa theo cách nhìn nhận bản thân về thế giới xung
quanh mình- góc tiếp cận hiện tượng học. Ông cũng luôn cố gắng kết hợp giữa các
linh cảm lâm sàng và nghiên cứu khách quan của mình. Có thể nói, cống hiến lớn
gắn liền với tên tuổi của ông chính là học thuyết “Thân chủ trọng tâm”. Ông cho
rằng, bản chất của con người là tích cực nhằm hiện thực hóa bản thân, trưởng
thành và xã hội hóa. Con người có thể hiểu rõ cuộc sống và bản thân mình, lựa
chọn sống theo sở thích và cũng có trách nhiệm trong việc giải quyết các khó
khăn mà họ gặp phải trong cuộc sống, do vậy, nhà tham vấn, nhà trị liệu cần xem
mình là một người bạn đồng hành, tạo điều kiện thuận lợi giúp thân chủ nhận
thức bản thân để vươn tới lý tưởng mà mình ấp ủ. Trong trị liệu thân chủ trọng
tâm, đầu tiên, Rogers nhấn mạnh tới việc sử dụng kỹ năng phản chiếu cảm xúc của
nhà trị liệu, thứ hai là từ không định hướng hoạt động trị liệu, đặt trọng tâm
lên thân chủ, quan tâm tất cả những gì của thân chủ, và điều cuối là bầu không
khí trị liệu, gồm 3 mấu chốt đó là: hợp lý và thành thật, quan tâm tích cực vô
điều kiện, thấu cảm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét